Google Pagerank là một trong những tính năng được nhiều SEOer quan tâm từ những ngày đầu khái niệm SEO được phổ biến rộng rãi. Mặc dù vậy, vào năm 2016, Google đã chính thức ngừng cung cấp tính năng này đến người dùng của mình. Vậy liệu Google Pagerank có còn quan trọng hay không? Có nên áp dụng những hiểu biết về Google Pagerank để làm SEO trong thời đại hiện nay? Hãy cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Google pagerank là gì?
Nếu bạn là một người làm trong ngành dịch vụ SEO, chắc chắn cụm từ pagerank đã trở thành cái tên quá quen thuộc và cũng không kém phần “hoài niệm”. Tại sao lại hoài niệm?
Bởi lẽ, Google pagerank đã bị chính gã khổng lồ công nghệ Google chính thức khai tử vào năm 2016 với tuyên bố ngừng hỗ trợ cũng như cập nhật cho tính năng này. Cũng vì vậy, một bộ phận những người làm SEO cho rằng Google pagerank đã lỗi thời và không cần thiết.
Tuy vậy, Pagerank vẫn đóng một vai trò quan trọng trong thuật toán xếp hạng của Google và điều này đã được xác nhận bởi chính nhà sản xuất này. Vậy Google Pagerank là gì? Tính năng này làm việc như thế nào? Cùng khám phá nhé!
Google Pagerank là gì?
Xếp hạng trang (Pagerank) là một công thức toán học đánh giá giá trị của một trang bằng cách xem xét số lượng và chất lượng của các trang được liên kết với nó. Mục đích của PageRank là để đánh giá tầm quan trọng tương đối của các trang web trong toàn bộ hệ thống World Wide Web.
Hai nhà đồng sáng lập Google là Sergey Brin và Larry Page đã phát minh ra PageRank vào năm 1997 với mục đích cải thiện hiệu suất của các công cụ tìm kiếm.
Nguyên nhân chính là do tại thời điểm đó, các công cụ tìm kiếm cũ như Altavista, Yahoo thường không đảm bảo được nhu cầu của người dùng internet và gặp các vấn đề:
- Hoạt động kém hiệu quả, thường hiển thị các kết quả tìm kiếm không liên quan
- Kết quả tìm kiếm không đáp ứng được yêu cầu của người dùng

Google Pagerank làm việc như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, pagerank là một công thức toán học . Và theo Google, công thức này được trình bày dưới dạng như sau:

Trong đó, ta có:
- T: là số lượng và chất lượng các liên kết nội bộ trên page
- C: là số lượng outlink trên mỗi trang
- PR: là chỉ số pagerank của trang
- Tham số d: là hệ số điều chỉnh được đặt trong khoảng từ 0 -1, thông thường d được gán với giá trị 0,85
Để thuật toán này hoạt động, Google cũng đưa ra 3 yếu tố chính giúp họ phân tích đường dẫn của một website bao gồm:
- Số lượng và chất lượng của hệ thống internal link đến trang
- Số lượng outlink trên mỗi trang
- Chỉ số pagerank của từng trang liên kết
Tầm quan trọng của Pagerank với SEO hiện đại
Kể từ khi bị khai tử vào năm 2016, quả thật bạn không thể nào biết được pagerank của một page dù cho có muốn hay không. Điều này cũng dẫn đến việc khái niệm này dần rơi vào quên lãng và bị nhiều SEOer hiện đại đánh giá là cũ, lỗi thời.
Tuy vậy, thật tế chỉ ra rằng, Google Pagerank vẫn là một yếu tố quan trọng khi Google đánh giá chất lượng của một website. Nói cách khác tuy đã bị “khai tử”, nhưng đến tận bây giờ, Pagerank vẫn là “trái tim” của thực hành SEO. Vậy làm sao để tăng pagerank cho website bạn sẽ phải tập trung vào những gì để tăng pagerank? Cùng điểm qua một vài yếu tố dưới đây nhé.
Backlink chất lượng
Với Google, pagerank có thể phụ thuộc vào việc backlink từ website đó có chất lượng hay không. Bởi backlinks sẽ là yếu tố mang lại dòng chảy “link juice” vào website của bạn.
Google thậm chí còn có một bản đồ pagerank để giúp SEOer nắm bắt được cách thức tính điểm của họ. Và để tối ưu backlink giúp tăng pagerank, hãy cố gắng tập trung xây dựng liên kết từ các trang có UR cao, đồng thời sửa các trang bị hỏng để không lãng phí “link juice” đổ vào website của bạn.

Liên kết nội bộ (Internal links)
Liên kết nội bộ hay internal link biểu đạt cách bạn liên kết các trang với nhau trên website. Yếu tố này sẽ định hình đến dòng chảy “authority” và “link juice” trên website của bạn. Do đó, hãy cố gắng để giữ nội dung quan trọng gần trang chủ của bạn (càng gần càng tốt) và đồng thời sửa chữa những website “mồ côi” (trang không có bất kỳ liên kết nào).
Liên kết ngoài (External links)
Cả UR và pagerank đều chia sẻ hiệu quả Authority giữa tất cả các outlink trên trang. Do đó, hãy chú ý và tối ưu hóa những liên kết ngoài của bạn, hạn chế “nofollow” các liên kết ngoài (trừ khi việc này là cần thiết) và sửa chữa những liên kết bị hỏng để cải thiện trải nghiệm người dùng, đồng thời giữ vững điểm pagerank cho website của bạn.

Trên đây là một số thông tin về Google Pagerank và những kiến thức xoay quanh tính năng này mà chúng tôi tổng hợp được. Để tìm đọc thêm những bài viết về chủ đề này, bạn vui lòng truy cập địa chỉ Mua Backlink và cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO nhé!