Khi tham gia đầu tư forex, sàn môi giới nói chung và tài khoản giao dịch nói riêng là các yếu tố luôn được trader quan tâm. Chắc hẳn có rất nhiều trader, đặc biệt là những người mới tham gia hoặc những người sắp tham gia đều thắc mắc: Có mấy loại tài khoản Forex? Sự khác biệt giữa các loại tài khoản đó? Trader mới nên giao dịch loại tài khoản nào? Hãy theo chân chúng tôi để được giải đáp những câu hỏi này nhé!
Tài khoản Forex là gì? Tại sao Trader cần có tài khoản khi giao dịch Forex?
Giống với các loại tài khoản chúng ta thường gặp hằng ngày như tài khoản ngân hàng, tài khoản ví điện tử thì tài khoản Forex là bản ghi chép toàn bộ giao dịch giữa trader và sàn môi giới. Bên cạnh chức năng tổng hợp lịch sử giao dịch, đây chính là công cụ thực hiện các giao dịch ngoại hối như mua bán cặp tiền tệ, sản phẩm… trên thị trường Forex.
Trước đây giao dịch ngoại hối là công cuộc đầu tư của các ngân hàng lớn, quỹ phòng hộ với số vốn lớn, các cá nhân nhỏ lẻ với số tiền sở hữu ít sẽ không thể tham gia giao dịch forex. Hiện nay, với công nghệ 4.0 các sàn forex xuất hiện ngày càng nhiều, các trader với số vốn ít ỏi đều có thể tham gia đầu tư forex thông qua công cụ đòn bẩy.
Trong khi, sàn môi giới là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường giao dịch, thì tài khoản forex là công cụ kết nối trader và brocker. Dựa vào tài khoản, nhà môi giới sẽ biết được nhà đầu tư đang có nhu cầu mua bán cặp tiền tệ, thực hiện lệnh mua hay bán, đóng mở lệnh với khối lượng bao nhiêu… Từ đó, sàn sẽ sắp xếp phù hợp để trader thực hiện lệnh giao dịch của mình hoặc giúp tìm kiếm nhà thanh khoản. Trong một vài trường hợp, sàn môi giới chính là những người mở các lệnh đánh ngược để khớp lệnh với nhà đầu tư.
Chính vì vậy, khi tham gia thị trường forex, trader cần có 1 tài khoản và nạp tiền vào đó để thực hiện giao dịch sau khi đã lựa chọn được brocker phù hợp.
Có những loại tài khoản nào khi tham gia forex?

Có rất nhiều cách để phân chia loại tài khoản, nhà đầu tư có thể phân chia theo 3 cách:
- Chia theo tính năng gồm: tài khoản thực và tài khoản demo
- Chia theo mục đích sử dụng gồm: tài khoản mini, tài khoản tiêu chuẩn, tài khoản ECN, tài khoản quản lý.
- Chia theo phí: tài khoản mất phí hoa hồng, tài khoản không mất phí hoa hồng.
Tài khoản chia theo tính năng
Tài khoản demo và tài khoản thực
Tài khoản Demo là loại tài khoản cho phép người chơi thử nghiệm dịch vụ của sàn giao dịch. Sau khi đăng ký tài khoản Demo thì trong tài khoản đã có sẵn một số tiền ảo, bạn có thể thoải mái luyện tập giao dịch mà không sợ thua lỗ tiền thật.
Sau khi thành thạo với tài khoản demo, trader giao dịch trên tài khoản thực. Với tài khoản thực, mọi giao dịch, các loại phí như swap, commission,… đều được tính phí. Nếu thực hiện lệnh giao dịch thua lỗ, tài khoản của bạn sẽ bị trừ tiền, ngược lại, nếu lợi nhuận, tiền sẽ được cộng vào trực tiếp. Chính vì vậy, các trader nên luyện tập thành thạo các thao tác và kiếm lợi nhuận tiền ảo qua tài khoản demo trước khi bước vào giao dịch ở tài khoản thực.
Tài khoản chia theo mục đích sử dụng
Tài khoản Cent
Cent (hay còn gọi là xu) là loại tài khoản dành cho các trader mới tham gia forex, giao dịch với số tiền nhỏ, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra. Đây là loại tài khoản tính bằng đơn vị Cent, khác với các tài khoản thông thường đơn vị là USD.
Ví dụ khi bạn nạp vào tài khoản 10 USD, giao diện hiển thị 1000 USD, tương tự 100 USD sẽ thành 10000 cent.
Có thể nói, tài khoản Cent là một bản nâng cấp của tài khoản demo, vì mức thua lỗ hay lợi nhuận của loại tài khoản này rất nhỏ. Với mức phí không đáng kể này, trader có thể luyện tập thêm một bước nữa sau khi đã giao dịch trên tài khoản demo. Ở tài khoản demo, bạn chỉ được trải qua cảm giác ảo, nhưng với tài khoản cent, đó là cảm giác thật nhưng không hề mất mát quá nhiều. Vì vậy, tài khoản Cent là sự lựa chọn đúng đắn cho trader mới vào nghề, vừa là nơi để trải nghiệm, vừa là nơi tập duyệt các kỹ năng để làm bước nhảy cho các giao dịch lớn sau này.
Tài khoản tiêu chuẩn (Standard)
Đây là loại tài khoản phổ biến trong thị trường Forex, được nhiều trader sử dụng để thực hiện lệnh giao dịch. Hơn thế, Standard là dạng tài khoản không mất phí hoa hồng chỉ mất phí spread, nên cũng được nhiều trader lựa chọn hơn.

Với tài khoản tiêu chuẩn, đơn vị tính là USD,rủi ro sẽ lớn hơn tài khoản Cent, nên trader nên bắt đầu cẩn thận với các giao dịch của mình.
Vậy nên, standard phù hợp với các nhà đầu tư đã làm quen với thị trường Forex và có một ít kinh nghiệm giao dịch.
Tài khoản ECN
Tài khoản ECN là loại tài khoản mà các lệnh của bạn sẽ được chuyển thẳng tới liên ngân hàng chứ không qua bất kỳ trung gian nào. Nên tài khoản này có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại còn lại.

Khi giao dịch bằng tài khoản ECN, mức tiền nạp tối thiểu khá cao, và bạn bắt buộc phải ký quỹ. Đồng thời, lệnh trong tài khoản ECN sẽ khớp lệnh theo thị trường và không bị báo giá lại. Ở tài khoản này lượng lệnh tối đa thông thường là không giới hạn, tuy nhiên giới hạn về mức đòn bẩy bạn có thể chọn và có thể bắt buộc phải ký quỹ.
Chính vì những đặc thù khác biệt nên sẽ xuất hiện không ít rủi ro nên tài khoản ECN phù hợp với trader đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giao dịch và quản lý vốn.
Tài khoản quản lý
Loại tài khoản này còn được gọi là tài khoản pro, vip, loại tài khoản thường đánh theo dạng quỹ với số tiền nạp tối thiểu khá cao từ 10.000 USD trở lên. Sử dụng tài khoản này nhà đầu tư sẽ nhận được một số đặc quyền riêng biệt.
Ngoài ra, trader còn có thể dựa vào sự phí hoa hồng hay phí spread mà lựa chọn tài khoản đầu tư.
Vì vậy, những trader đã có kinh nghiệm giao dịch lâu năm cùng với số vốn lớn có thể tham khảo loại tài khoản này để đầu tư bởi những ưu đãi do sàn cung cấp.
Tài khoản chia theo phí
Đây là cách sàn phân chia tài khoản của sàn dựa theo các loại phí như spread, commission, swap…Có 2 dạng tài khoản theo dạng chia theo phí gồm: tài khoản mất phí hoa hồng và tài khoản mất phí hoa hồng.
Giống như khu chợ, hoạt động nhờ vào thuế, phí của các thương nhân, các nhà môi giới cũng vậy, họ chủ yếu kiếm tiền nhờ vào việc thu phí hoa hồng của trader.
Với dạng thu phí spread như tài khoản cent, tài khoản standard thường mức nạp tiền thấp với mức từ 1 USD trở lên, nên phù hợp với trader mới vào nghề.
Với dạng thu phí hoa hồng, thường có yêu cầu mức nạp tiền tối thiểu cao hơn, mức từ 200 USD trở lên, ngược lại mức spread thường thấp hơn rất nhiều so với tài khoản chỉ tính phí spread.
So sánh các loại tài khoản
Để có sự so sánh khách quan và hiểu rõ hơn về các loại tài khoản, sự khác biệt giữa các tài khoản, hãy cùng nghiên cứu bảng sau đây:

Ưu nhược điểm các loại tài khoản
Loại tài khoản | Ưu điểm | Nhược điểm |
Tài khoản Cent | -Nạp tiền thuận tiện và số tiền nạp cực kỳ nhỏ: 1 USD.-Hỗ trợ đòn bẩy cao: không giới hạn.-Mức thua lỗ rất nhỏ-Không tốn tiền hoa hồng -Số lượng lệnh tối đa cao, lên đến 1000 lệnh.-Không cần ký quỹ | -Trader chỉ được mở tối đa 10 tài khoản.-Không được truy cập vào thị trường liên ngân hàng.-Không được giao dịch sản phẩm CFD. |
Tài khoản Standard | +Nạp tiền thuận tiền và mức tối thiểu thấp, chỉ từ 1 USD+Đòn bẩy lớn đến vô cực+Không tốn tiền hoa hồng+Khối lượng giao dịch tối thiểu thấp, chỉ 0.01 lô+Không cần ký quỹ+Có được giao dịch sản phẩm CFD | +Yêu cầu ký quỹ khá cao, không phù hợp với nhà đầu tư. |
Tài khoản ECN | -Ký quỹ giao dịch tương đối thấp-Phương thức nạp tiền linh động-Không có phí chênh lệch mua bán-Số lượng nhỏ, chỉ 0.01 lô-Số lượng tối đa các vị thế rất cao, lên đến 2000, giúp nhà đầu tư có thể mở nhiều lệnh cùng lúc-Được trực tiếp truy cập vào thị trường liên ngân hàng-Khớp lệnh nhanh-Không giới hạn tài khoản mở. | -Đòn bẩy thấp, chỉ 1:200-Phải trả phí hoa hồng 25 USD cho mỗi 1 triệu USD giao dịch-Phải ký quỹ bảo toàn rủi ro ở mức 100%-Mức margin call cao (100%)-Không được giao dịch sản phẩm CFD |
Tài khoản quản lý | – Spread thấp từ 0.1 pip-Đòn bẩy vô cực (không giới hạn)-Không tính phí hoa hồng-Không hạn chế số lượng tài khoản được mở-Sản phẩm giao dịch đa dạng. -Thanh khoản tốt, lệnh khớp nhanh-Giao dịch dễ dàng, có đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp | -Yêu cầu mức nạp tối thiểu cao |
Trader nên lựa chọn loại tài khoản nào ?
Đi cùng với việc tìm kiếm sàn môi giới thì quyết định tài khoản giao dịch cũng là yếu tố không thể bỏ qua với mỗi nhà đầu tư forex. Đặc biệt, với các trader mới, chắc hẳn sẽ có rất nhiều thắc mắc rằng nên chọn loại tài khoản nào để đầu tư.
Để lựa chọn tài khoản, các trader nên dựa vào các tiêu chí như số vốn có, kinh nghiệm giao dịch, sở thích, chấp nhận rủi ro, mục tiêu lợi nhuận, …để lựa chọn tài khoản phù hợp nhất với mình.
- Với các trader mới, chưa có kinh nghiệm giao dịch, số vốn nhỏ, nên làm quen với tài khoản demo là điều đầu tiên. Sau đó, để có được cảm giác thực, nhưng thua lỗ mức nhỏ, thì tài khoản Cent là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Một số sàn môi giới cung cấp tài khoản cent cho trader có thể kể đến như: FBS, XM, Lite Forex…
- Khi đã thành thạo với các thao tác thực hiện lệnh giao dịch và có thêm 1 ít vốn, standard- tài khoản phổ biến trên thị trường Forex chính là lời khuyên của chúng tôi dành cho các trader. Hầu hết các sàn forex đều cung cấp loại tài khoản này, nên trader có thể dễ dàng tìm kiếm brocker để đầu tư với dạng tài khoản này.
- Và với những trader đã có dày dặn kinh nghiệm, có chiến lược rõ ràng, số vốn nhiều, mục tiêu lợi nhuận lớn, dám chấp nhận rủi ro, thì nên tham khảo sử dụng 2 loại tài khoản ECN và tài khoản quản lý (VIP, PRO). Các sàn cung cấp 2 dạng tài khoản này thường yêu cầu mức nạp tối thiểu cao, từ 200 USD trở lên, một số brocker có thể nhắc đến như: IC Markets, FBS, Exness, ….
Kết luận
Để lựa chọn được một tài khoản forex phù hợp với các tiêu chí như mục tiêu lợi nhuận, số vốn sở hữu, kinh nghiệm giao dịch là điều không hề dễ dàng. Vì vậy, trader hãy nghiên cứu, xem xét các tiêu chí của các loại tài khoản forex thật kỹ lưỡng để chọn được một dạng tài khoản hợp lý với mình nhất. Hi vọng những kiến thức mà Sàn Forex vừa chia sẻ sẽ giúp bạn trong hành trình tìm kiếm tài khoản giao dịch. Chúc các bạn thành công!
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.